Bài Đọc I: (năm
II) 1
Sm 24, 3-21
"Tôi sẽ không ra tay sát hại người, v́ người là Đấng xức dầu của
Chúa".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, Saolê đem ba ngàn người được tuyển chọn
trong toàn dân Israel và đi t́m Đavít và các người theo ông, cho
đến những mỏm đá cao dốc rất hẻo lánh, nơi chỉ có những con dê
rừng lui tới. Ông đến các chuồng chiên ở vệ đường. Nơi đây có
một cái hang, Saolê vào đó đi việc cần. Đavít và những người
theo ông đang núp phía trong hang.
Các người đầy tớ nói với Đavít rằng: "Đây là ngày Chúa phán cùng
ông: Ta trao thù địch của ngươi cho ngươi, để ngươi đối xử với
hắn thế nào tuỳ ư ngươi". Vậy Đavít đứng lên, lén cắt một mảnh
chiến bào của Saolê. Sau đó Đavít hối hận, v́ đă cắt áo chiến
bào của Saolê. Ông nói với các người theo ông rằng: "Xin Chúa
thương tôi, đừng để tôi làm việc này cho chủ tôi, đấng Chúa xức
dầu, là ra tay sát hại vua, v́ vua là đấng xức dầu của Chúa".
Đavít ngăm đe những người theo ông không được phép xông vào
Saolê. Saolê đứng lên ra khỏi hang và tiếp tục cuộc hành tŕnh.
Đavít cũng đứng dậy đi theo Saolê ra khỏi hang và gọi giật sau
lưng vua rằng: "Tâu đức vua". Saolê nh́n lại đàng sau, Đavít sấp
ḿnh kính lạy và nói cùng Saolê rằng:
"Tại sao bệ hạ lại nghe những lời người ta đồn thổi rằng: Đavít
toan làm hại bệ hạ. Đây hôm nay chính mắt bệ hạ thấy rằng: trong
hang, Chúa đă trao bệ hạ vào tay tôi. Tôi đă tưởng giết bệ hạ,
nhưng tôi thương hại bệ hạ, v́ tôi đă nói: Tôi không ra tay sát
hại chủ tôi, v́ người là đấng xức dầu của Chúa. Hơn thế nữa, cha
ôi, hăy nh́n xem mảnh chiến bào của bệ hạ trong tay tôi, v́ khi
xén vạt chiến bào của bệ hạ, tôi không muốn ra tay sát hại bệ
hạ. Xin bệ hạ hăy nhận biết rằng tay tôi không làm điều ác và
bất công, tôi không phạm đến bệ hạ, nhưng bệ hạ cứ âm mưu hăm
hại mạng sống tôi. Xin Thiên Chúa xét xử cho bệ hạ và tôi, và
xin Chúa báo thù cho tôi. Nhưng tay tôi sẽ không phạm đến thân
bệ hạ. Như ngạn ngữ xưa có nói "Ác giả ác báo", nhưng tay tôi
cũng sẽ không phạm đến bệ hạ. Hỡi vua Israel, bệ hạ bắt bớ ai?
Bệ hạ bắt một con chó chết, một con bọ chét sao? Xin Chúa làm
quan án và xét xử cho tôi và bệ hạ, xin Chúa nh́n xem và xét xử
vụ này mà giải thoát tôi khỏi tay bệ hạ".
Đavít vừa dứt lời, Saolê liền nói: "Hỡi Đavít con ta, có phải
tiếng đó là tiếng của con không?" Saolê cất tiếng khóc và nói
cùng Đavít rằng: "Con công chính hơn cha, con làm ơn cho cha mà
cha trả oán cho con. Hôm nay con vạch rơ, con đối xử nhân đạo
với cha, v́ mặc dầu Chúa đă trao cha vào tay con mà con cũng
không giết cha. Nào có ai gặp kẻ thù mà để nó đi yên lành không?
Vậy xin Chúa báo đáp lại cho con về ân huệ mà con đă làm cho cha
trong ngày hôm nay. Nay cha biết chắc rằng con sẽ làm vua, và
con sẽ nắm măi măi trong tay con vương quốc Israel".
Đó là lời Chúa.
Đáp Ca: Tv 56, 2. 3-4. 6 và 11
Đáp: Nguyện xót thương con, lạy Chúa, nguyện xót thương con (c.
2a).
Xướng: 1) Nguyện xót thương con, lạy Chúa, nguyện xót thương
con, v́ linh hồn con t́m đến nương tựa Ngài. Con nương nhờ bóng
cánh của Ngài, cho tới khi cơn hoạn nạn qua đi. - Đáp.
2) Con kêu lên Thiên Chúa Tối Cao, Thiên Chúa thực hiện cho con
điều lành. Nguyện Chúa tự trời thi ân và cứu độ con, làm cho
những người bách hại con phải nhục nhă, nguyện Chúa tỏ ra ân
sủng và ḷng trung tín của Ngài. - Đáp.
3) Lạy Chúa, xin Ngài hiện ra cao cả trên trời, xin tỏ vinh
quang Ngài ra trên toàn cơi đất, v́ đức từ bi Chúa cao tới cơi
trời, và ḷng trung tín Ngài chạm ngàn mây. - Đáp.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta th́ nghe tiếng
Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 3, 13-19
"Người gọi những kẻ Người muốn gọi để họ ở cùng Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ
đến cùng Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các
ông đi giảng và ban cho các ông quyền trừ quỷ. Mười hai vị ấy
là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con ông Giêbêđê, và
Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges,
nghĩa là con của sấm sét), rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô,
Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm, và
Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.
Đó là lời Chúa.
Hôm nay, Thứ Sáu Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh, chủ đề "Người
Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lư"
của chung Mùa Thường
Niên hậu Giáng Sinh được tỏ hiện nơi việc Người làm như bài
Phúc Âm hôm nay thuật lại sau đây:
"Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và
họ đến cùng Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai
các ông đi giảng và ban cho các ông quyền trừ quỷ".
Phải, "Người Con duy nhất đến từ Cha", một Người Con "đầy ân
sủng và chân lư"
trong bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: thứ nhất ở chỗ Người có
quyền tuyển chọn "những
kẻ Người muốn gọi"; thứ
hai ở chỗ Người thu hút được những ai Người muốn tuyển
chọn "và họ đến cùng Người... để theo Người" như Người
mong muốn; thứ ba ở
chỗ Người có quyền truyền khiến trong việc "sai các vị đi rao
giảng"; thứ bốn ở chỗ Người có thể "ban
cho các ông quyền trừ quỷ".
Trong danh sách liệt kê những chàng thanh niên thuộc nhóm 12
môn đệ kể như ưu tú v́ được chọn làm tông đồ (liên quan đến hàng
giáo phẩm sau này), người ta thấy danh sách này bao gồm đủ mọi
thành phần khác biệt. Về nghề nghiệp, từ đánh cá, như hai cặp
anh em Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan, đến thu thuế như Mathêu.
Về bản chất, từ khuynh hướng ngờ vực như Toma đến khuynh
hướng phản bội như Giuđa Ích-Ca. Về tính cách, từ trầm lặng như
Bartholomeo, Giacobe con Alphe và Tadeo đến năng động như
Philiphe và Simon nhiệt tâm.
Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao "Người Con duy nhất đến
từ Cha... đầy ân sủng và chân lư"
mà lại có thể chọn một người môn đệ sẽ phản nộp Người sau này?
Phải chăng v́ Người lầm, hay là cố ư như vậy?? Nếu Người chắc
chắn không thể nào lầm th́ Người cố ư chọn người môn đệ sẽ phản
nội Người sau này để làm ǵ???
Phải chăng chính sự kiện Người cố ư chọn cả người môn đệ sẽ phản
nộp Người sau này là chứng cớ hùng hồn và chân thực nhất cho
thấy "Người
Con duy nhất đến từ Cha" này "đầy ân sủng và chân lư"!?!
Ở chỗ, Người yêu thương hết mọi người không trừ ai, dù tốt hay
xấu, dù giỏi hay dở, dù khôn hay dại v.v., và t́nh yêu của Người
là t́nh yêu vô cùng bất tận, một t́nh yêu theo bản tính nhân
loại của Người "đă yêu cho đến cùng" (Gioan
13:1): Người đă yêu cả người môn đệ được liệt kê cuối "cùng"
này trong cả 3 danh sách tông đồ ở bộ 3 Phúc Âm Nhất Lăm, và
Người yêu người môn đệ này "cho đến cùng" ở chỗ cũng
cúi xuống rửa chân cho cả người môn đệ cuối "cùng" này
nữa.
Thành phần môn đệ được Chúa Giêsu tuyển chọn làm tông đồ của
Người, và được Người đặc biệt tỏ ḿnh ra cho, nhờ đó thấu hiểu
Người mà trở nên thành phần chứng nhân tiên khởi của Người sau
này, là thành phần được Người sử dụng như tấm gương phản chiếu
Người "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12): "Các con
là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể bị che
khuất được nữa" (Mathêu 5:14).
Chính v́ bản chất của thành phần môn đệ làm tông đồ chứng nhân
cần phải tỏa chiếu ánh sáng là Chúa Kitô như thế mới có chi
tiết ở ngay đầu của bài Phúc Âm hôm nay: "Chúa
Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng
Người". Nếu
Chúa Giêsu "lên núi" (ám chỉ Người ở một tầm mức trổi
vượt, cao vời, tầm mức lư tưởng) để gọi một số các môn đệ
của Người th́ ai đáp ứng lời kêu gọi của Người cũng phải "lên
núi" với Người, như các tông đồ đă thực hiện, ở chỗ "và họ
đến cùng Người".
Nếu bài Phúc Âm hôm nay bao gồm cả thành phần môn đệ tốt lành
lẫn không tốt lành, bao gồm cả chiều cao trọn lành "lên núi"
theo lư tưởng được kêu gọi lẫn những yếu hèn theo bản tính loài
người vẫn c̣n tiềm ẩn nơi bản thân mỗi người môn đệ được tuyển
chọn này, th́ Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm nay cũng bao gồm cả
lành lẫn dữ, cả tốt lẫn xấu, mà lành thắng dữ v.v. nơi câu
chuyện được Sách Samuel quyển 1 thuật lại về sự kiện "Saolê
đem ba ngàn người được tuyển chọn trong toàn dân Israel và đi
t́m Đavít và các người theo ông".
Lư do Vua Saulê làm như vậy là v́ vua lại bị quyền lực tối tăm
tiếp tục ám ảnh trong mối ghen hờn về tầm ảnh hưởng của
chàng Đavít trên dân chúng sau biến cố chàng thắng được đối thủ
khổng lồ Gồliát, đến độ vua đă không thể chống cưỡng được ư đồ
sát hại đối thủ Đavít của ḿnh.
Chính cái cả giận mất khôn đă làm cho vua trở thành mù
quáng, đến độ vua đă làm một việc chẳng khác ǵ như một đứa trẻ
con. Ở chỗ, thay v́ vua sai quân quốc đi lùng giết địch thù của
ḿnh, th́ đích thân vua là một vị vua oai nghi lẫm liệt lại kéo
một đoàn quân hùng hậu đi lùng giết một bầy tôi thấp hèn chẳng
có bao nhiêu thuộc hạ của vua.
Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn không bỏ vua, vẫn lợi dụng hoàn cảnh
của chính việc vua làm để đánh động vua. Bởi thế, vua đă lọt
ngay vào tay Đavít, lọt ngay vào chính
cái hang động Đavít đang ẩn nấp vua: "Nơi đây có một cái
hang, Saolê vào đó đi việc cần. Đavít và những người theo ông
đang núp phía trong hang".
Như Chúa Giêsu dù biết môn đệ Giuđa Íchca phản bội vẫn tuyển
chọn và yêu thương cho đến cùng, Thiên Chúa cũng đă sử dụng ngay
con người là địch thù kiêm đối thủ không đội trời chung của vua
là chàng Đavít trẻ trung ngây thơ vô tội để tha cho vua, không
sát hại vua, cho dù chàng có thể làm điều đó về cả thể lư lẫn
luân lư, thế nhưng chàng đă không dám làm không phải v́ nhát sợ
mà là v́ tôn kính vua:
"Các người đầy tớ nói với Đavít rằng: 'Đây là ngày Chúa phán
cùng ông: Ta trao thù địch của ngươi cho ngươi, để ngươi đối xử
với hắn thế nào tuỳ ư ngươi'. Vậy Đavít đứng lên, lén cắt một
mảnh chiến bào của Saolê. Sau đó Đavít hối hận, v́ đă cắt áo
chiến bào của Saolê. Chàng nói với các người theo ḿnh rằng:
'Xin Chúa thương tôi, đừng để tôi làm việc này cho chủ tôi, đấng
Chúa xức dầu, là ra tay sát hại vua, v́ vua là đấng xức dầu của
Chúa'. Đavít ngăm đe những người theo ḿnh không được phép xông
vào Saolê".
Và quả nhiên, thái độ cao thượng đầy bác ái yêu thương đối
với kẻ t́m sát hại ḿnh và tôn kính vị bề trên được Thiên Chúa
tuyển chọn của ḿnh, mà chàng Đavít đă tỏ ra, thật sự đă mỹ măn
mang lại kết quả tốt đẹp ngoài ḷng mong ước, như được cùng
bài đọc thuật lại như thế này:
"Saolê đứng lên ra khỏi hang và tiếp tục cuộc hành tŕnh. Đavít
cũng đứng dậy đi theo Saolê ra khỏi hang và gọi giật sau lưng
vua rằng: 'Tâu đức vua'. Saolê nh́n lại đàng sau, Đavít sấp ḿnh
kính lạy và nói cùng Saolê ... Đavít vừa dứt lời, Saolê liền
nói: 'Hỡi Đavít con ta, có phải tiếng đó là tiếng của con
không?' Saolê cất tiếng khóc và nói cùng Đavít rằng: 'Con công
chính hơn cha, con làm ơn cho cha mà cha trả oán cho con. Hôm
nay con vạch rơ, con đối xử nhân đạo với cha, v́ mặc dầu Chúa đă
trao cha vào tay con mà con cũng không giết cha. Nào có ai gặp
kẻ thù mà để nó đi yên lành không? Vậy xin Chúa báo đáp lại cho
con về ân huệ mà con đă làm cho cha trong ngày hôm nay. Nay cha
biết chắc rằng con sẽ làm vua, và con sẽ nắm măi măi trong tay
con vương quốc Israel'".
Bài Đáp Ca hôm nay vẫn tiếp tục phản ảnh tâm t́nh tin tưởng của
chàng Đavít (câu 1) trong Bài Đọc 1 hôm nay nơi Vị Thiên Chúa
chân thật duy nhất là Đấng chẳng những bảo vệ chở che chàng (câu
2) mà c̣n từ bi nhân ái với cả kẻ t́m hại mạng sống của chàng
nữa (câu 3):
1) Nguyện xót thương con, lạy Chúa, nguyện xót thương con, v́
linh hồn con t́m đến nương tựa Ngài. Con nương nhờ bóng cánh của
Ngài, cho tới khi cơn hoạn nạn qua đi.
2) Con kêu lên Thiên Chúa Tối Cao, Thiên Chúa thực hiện cho con
điều lành. Nguyện Chúa tự trời thi ân và cứu độ con, làm cho
những người bách hại con phải nhục nhă, nguyện Chúa tỏ ra ân
sủng và ḷng trung tín của Ngài.
3) Lạy Chúa, xin Ngài hiện ra cao cả trên trời, xin tỏ vinh
quang Ngài ra trên toàn cơi đất, v́ đức từ bi Chúa cao tới cơi
trời, và ḷng trung tín Ngài chạm ngàn mây.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu
có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ
trên
MTN-Tuan.II-6.mp3
Ngày 21 tháng 1
Thánh A-nê, trinh nữ, tử đạo
lễ nhớ bắt buộc
A-nê
là một thiếu nữ Rô-ma, mới từ mười hai đến mười lăm tuổi đă t́nh
nguyện chết v́ đức tin khi cuộc bách hại của hoàng đế Đi-ô-cơ-lê-xi-a-nô
tới hồi khốc liệt nhất (năm 305). Đó là sự việc thánh Am-rô-xi-ô
đă ghi lại, và là lư do khiến Hội Thánh Rô-ma tưởng
nhớ thánh nữ với hết t́nh yêu mến.
Chưa đủ sức chịu khổ mà đă thừa sức chiến thắng
Trích khảo luận của thánh Am-rô-xi-ô, giám mục, về các trinh nữ.
Hôm nay là ngày sinh nhật trên trời của một trinh nữ, chúng ta
hăy noi gương trong trắng của người. Hôm nay là ngày sinh nhật
trên trời của một vị tử đạo, chúng ta hăy dâng hy lễ. Hôm nay là
ngày sinh nhật trên trời của thánh A-nê. Tương truyền rằng thánh
nữ đă được phúc tử đạo năm mười hai tuổi. Người ta đối xử tàn
bạo không nương tay với một thiếu nữ c̣n ít tuổi, th́ lại càng
làm lộ ra sức mạnh lớn lao của đức tin nơi thiếu nữ ấy, v́ cô đă
dám làm chứng.
Tấm h́nh hài nhỏ bé ấy, liệu có chịu nổi một vết thương chăng ?
Người thiếu nữ không có sức chịu nổi lưỡi đ̣ng thâm thâu, thế mà
lại có sức thắng được lưỡi đ̣ng ấy, đang khi những cô bé cùng
trạc tuổi không chịu được nét mặt nghiêm khắc của cha mẹ, và khi
bị kim đâm th́ khóc như bị thương nặng.
Người thiếu nữ ấy vẫn b́nh thản giữa những bàn tay đẫm máu của
lư h́nh, không nhúc nhích khi nghe tiếng xiềng xích nặng nề kéo
lê lẻng xẻng. Tuy chưa biết chết là ǵ, nhưng người thiếu nữ ấy
đă sẵn sàng : giờ đây cô đưa thân ra đón lưỡi gươm của tên lính
hung bạo. Ngay cả khi bị miễn cưỡng lôi đến bàn thờ tế thần th́
ngang qua những ngọn lửa, cô vẫn giơ tay lên Chúa Ki-tô, và
trong ḷ lửa tàn bạo đó, cô đă làm dấu thánh giá để tôn vinh
Chúa toàn thắng. Giờ đây cô đưa cổ và hai tay cho người ta xiềng
lại, nhưng không dây xiềng nào có thể xích được những chi thể
quá mềm mại đó.
Đây không phải là một kiểu tử đạo mới sao ? Chưa đủ sức chịu khổ
mà đă thừa sức chiến thắng ; chiến đấu th́ vất vả, nhưng được ân
thưởng lại dễ dàng. Tuổi đời c̣n non dại, mà đă là bậc thầy về
chí can trường. Tân nương vội vă tới loan pḥng cũng không lẹ
bằng người trinh nữ này vui vẻ tiến ra nơi hành quyết. Cô đẹp
không phải v́ bím tóc nhưng v́ thuộc về Đức Ki-tô. Đầu cô không
đội ṿng hoa nhưng được điểm trang bằng đức hạnh.
Mọi người đều khóc nhưng chính cô th́ không. Nhiều người lấy làm
lạ v́ thấy sao cô dễ dàng xả thân như thế ; chưa được hưởng cuộc
đời mà cô đă rộng răi cho đi như là đă hoàn toàn măn nguyện. Ai
nấy đều kinh ngạc, v́ ở tuổi đó, cô chưa làm chủ được chính ḿnh
mà đă làm chứng cho Thiên Chúa. Cuối cùng, cô đă làm cho người
ta phải tin cô, khi cô làm chứng về Thiên Chúa, trong lúc người
ta chưa tin cô được về những vấn đề thuộc con người, bởi lẽ điều
vượt quá tính tự nhiên th́ do Đấng tác tạo thiên nhiên mà có.
Lư h́nh đă t́m mọi cách làm cho cô khiếp đảm, đă dùng hết lời
ngon ngọt thuyết phục cô, hứa hẹn bao điều để cô chịu kết hôn.
Nhưng cô quả quyết : “Thật là sỉ nhục cho Hôn Phu, nếu tôi c̣n
mong đợi ai làm tôi vui ḷng. Ai chọn tôi trước th́ người ấy
được. Này đao phủ, c̣n đợi chi nữa ? Tôi không muốn người ta
thích thú ngắm nh́n thân xác tôi, hăy để cho nó chết đi !” Cô
đứng, cầu nguyện rồi giơ cổ cho người ta chém.
Có lẽ bạn thấy được tên lư h́nh đang run sợ như chính hắn bị
tuyên án, thấy tay tên đao phủ run rẩy giơ lên, sợ xanh mặt, v́
cô bé lâm nguy, trong khi cô chẳng sợ nguy hiểm ǵ cho ḿnh. Vậy
trong một lễ vật hy sinh, các bạn có hai lời chứng : lời chứng
về tiết hạnh và lời chứng về đức tin. Cô đă giữ vững đức đồng
trinh và được phúc tử đạo.
(Phụng
Vụ Giờ Kinh Sách ngày 21/1)
Ghi nhận lịch sử – Phụng vụ
Từ thế kỷ thứ IV, thánh Anê là một trong các vị thánh được tôn
kính nhất trong Giáo hội Rôma. Ngày kỷ niệm được ghi nhận trong
lịch Rôma cổ là ngày chuyển di hài thánh nữ (Depositio martyrum)
vào ngày 21.01.354. Nhiều giáo phụ đă tôn kính nữ thánh: Thánh
Ambrôsiô đă viết một Hạnh tử đạo về thánh nữ và đă viết một bài
Thánh thi ca tụng, và c̣n có các thánh Prudence, Giêrôm,
Augustinô… Tên thánh nữ đă được ghi vào Kinh nguyện Thánh Thể
Rôma cùng với các nữ thánh Agatha, Lucie, Cécile… và trên ngôi
mộ của bà, hoàng đế Constantin đă cho xây một đại Thánh đường:
Sainte Anê hors les Murs.
Anê (tiếng Hy Lạp là Agnè = “thanh sạch”, tiếng Latinh là Agnus
“con chiên”) là một thiếu nữ Rôma khoảng 12,13 tuổi dưới thời
bách hại của hoàng đế Dioclètien. Nhiều truyền thuyết Latinh và
Hy Lạp diễn tả cuộc khổ nạn của bà. Anê là Kitô hữu vào thời các
môn đệ của Đức Kitô bị bách hại và bị giết. Lúc đó, một số người
Kitô hữu chối đạo v́ sợ, bà liền ra trước mặt nhà chức trách
Rôma, tuyên xưng vững vàng đức tin của ḿnh và khao khát được tử
đạo. Bà đă trả lời với vị thẩm phán nghi ngờ về đức khiết tịnh
của bà : “Tôi đă đính ước với Đấng các thiên thần phải cung
phụng. Tôi giữ niềm tin vào Người và tôi hoàn toàn thuộc về
Người”. Bị bắt đem vào một chỗ đồi bại, một ánh sáng từ trời đă
bao phủ bà. Bị kết án thiêu sống, các ngọn lửa bao quanh bà,
nhưng không đốt nóng. Bà nói với lư h́nh sắp chặt đầu ḿnh:
“Đừng sợ, hăy mau chặt đầu tôi, để tôi sớm về với Đấng tôi yêu.”
Đại Thánh đường thánh Anê luôn là một nơi hành hương. Ngày lễ
kính thánh nữ, người ta sẽ đem hai con chiên đến gần bàn thờ,
trước khi dâng cho Đức Giáo Hoàng. Lông của hai con chiên này
dùng để dệt các Pallium: Một dấu hiệu mà Đức Giáo Hoàng mang và
ngài cũng ban cho một số vị xứng đáng trong Hội Thánh.
Thánh nữ Anê được tôn kính là thánh quan thầy cho đức trinh
khiết. Trong ảnh h́nh, bà xuất hiện với con chiên, và đôi khi,
với một chim bồ câu, mỏ ngậm một chiếc nhẫn.
2.
Thông điệp và tính thời sự
Trong một bài giảng kính thánh nữ Anê vào năm 376, thánh
Ambrôsiô đă nói: “Các anh chỉ có một nạn nhân, nhưng lại có một
cuộc tử đạo hai mặt: Sự trinh khiết và đức tin. Bà đă giữ được
đức trinh khiết và bà đă được phúc tử v́ đạo.”
1.
Sự trinh khiết của thánh Anê, được nhấn mạnh kỹ lưỡng trong Hạnh
tử đạo, cũng được làm nổi bật trong Phụng vụ. Thánh Ambrôsiô đă
lấy Anê làm mẫu gương cho các trinh nữ trong chuyên khảo về đức
Khiết tịnh, đă nói trong bài giảng: “Bà như một trinh nữ đă tiến
lên với những bước vui mừng đến pháp trường… Đáp lại với những
hăm doạ vuốt ve, lời hứa của kẻ bách hại. Bà nói: “Đấng đầu tiên
đă chọn tôi, chính Người sẽ đón tôi.”
2.
Con chiên, biểu trưng sự thanh khiết, cũng là biểu trưng sự tử
đạo cao cả nhất. Bài đọc một trong Thánh lễ, rút từ sách Khải
huyền, nói về đám người đông đảo đứng trước ngai vàng và trước
con chiên, mặc áo trắng, cành lá dừa cầm trong tay. “Họ là những
người đă đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đă giặt
sạch và tẩy trắng áo ḿnh trong máu Con Chiên” (Kh 7,9-17).
Thánh Anê xứng đáng đứng gần Con Chiên. Bà cầu nguyện: “Con sẽ
đến với Ngài, Chúa Cha rất thánh, Đấng con yêu mến, con t́m kiếm
và luôn khao khát”. Đối lại với những quyền lực thế gian, thánh
Ambrôsiô nói: “Một bé gái đứng lên, cầu nguyện và giương cổ chờ
đợi…” v́ sức mạnh Thiên Chúa bao trùm lên sự yếu đuối con người.
Chính v́ thế mọi dân tộc đều ca ngợi.
Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB
http://loichua.donboscoviet.org/ngay-21-thang-1-thanh-anne-trinh-nu-tu-dao/
Một trong những đức tính nổi bật của vị thánh trẻ Anê, tử đạo là
ḷng can đảm và kiên tŕ. Thánh nhân dù mới có 13 tuổi đời đă
anh dũng hy sinh v́ Chúa:" Không có t́nh yêu nào cao vời cho
bằng t́nh yêu của người chết v́ người ḿnh yêu" (Ga 15, 13) và
như thánh Phaolô viết: "T́nh yêu Chúa Kitô thúc bách tôi".
MỘT CON NGƯỜI, MỘT CUỘC ĐỜI
Thánh Anê đă cảm nghiệm sâu xa lời thánh vịnh: "Máu tế thần, con
quyết chẳng dâng, tên của thần, môi con không tụng niệm" (Tv 15,
4). Nên, dù mới có 12 tuổi đời, thánh nữ Anê đă rao giảng Đức
Kitô là Thiên Chúa. Thánh nhân không sợ sệt, không nhát đảm,
người ta đă muốn làm hoen ố đời con gái của thánh nữ, nhưng Chúa
luôn ǵn giữ Người và con người của thánh nữ luôn tỏa hương thơm
tươi tốt. Thánh Anê đă giữ ḿnh tinh tuyền đến nỗi không một
chàng trai nào dám động tới thân xác của Người. Thánh nhân luôn
có một tâm niệm" Tôi chỉ tin một Đức Kitô, Đấng tôi hằng yêu mến
". Ngài luôn ư thức:" Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được
hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính Ngài nắm
giữ " (Tv 15, 5). Thánh nữ phó thác sinh mạng và cuộc đời Ngài
trong tay Thiên Chúa. V́ thế cái chết đối với Ngài chỉ thay đổi
chứ không mất đi. Một nhát chém hay sự thiêu đốt không làm Ngài
siêu ḷng, nhưng là để Ngài được gặp mặt Chúa và sống bên Chúa
suốt đời.
CHÚA THƯỞNG TRIỀU THIÊN CHO THÁNH NỮ ANÊ
Thánh Anê đă được diễm phúc tử v́ đạo. Xác thánh nhân được an
táng tại biệt thự riêng của gia đ́nh. Công chúa của Hoàng đế
Constantin vào năm 321 được thánh nữ chữa khỏi một chứng bịnh,
nên đă cho xây trên phần mộ của thánh Anê một ngôi nhà thờ nguy
nga, đồ sộ. Chúa thưởng công cho Người:" Chúa sẽ dạy con biết
đường về cơi sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở
bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi ! ( Tv 15, 11 ).
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đă chọn những ǵ thế
gian cho là yếu kém để hạ nhục những ǵ hùng mạnh. Hôm nay chúng
con mừng kỷ niệm ngày thánh nữ Anê, tử đạo về trời. Xin cho
chúng con hằng noi gương thánh nữ mà giữ vững đức tin (lời
nguyện nhập lễ, lễ thánh Anê, trinh nữ, tử đạo).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
http://www.simonhoadalat.com/suyniem/saints/Thang%201/Ngay21-Agnes.htm
ThanhAne-Agnes.mp3
https://youtu.be/X1cFrKQV28Y